Các phương án xử lý nứt tường nhà


ChongThamSika24h

Khi tường có dấu hiệu thấm dột, rạn nứt . . . lúc này chúng ta cần thực hiện chống thấm khe hở bê tông, các vết rạn nứt này ngay để đảm bảo nhà bạn không còn bị thấm dột, luôn an toàn và sạch sẽ. Và lúc này cũng không thể thiếu các vật liệu chống thấm.

Khi tường có dấu hiệu thấm dột, rạn nứt . . . lúc này chúng ta cần thực hiện chống thấm khe hở bê tông, các vết rạn nứt này ngay để đảm bảo nhà bạn không còn bị thấm dột, luôn an toàn và sạch sẽ. Và lúc này cũng không thể thiếu các vật liệu chống thấm.

Sikaproof membrane: đây là màng lỏng gốc bitum, dạng quét, sản phẩm được quét làm 3 lớp. Dùng để chống thấm cho sàn mái, sàn vệ sinh, ban công, sê nô…

Sikatop seal 107: Dùng để chống thấm cho tường, vữa trát, đặc biệt sản phẩm có thể chống thấm cho bồn hoa do đây là loại sản phẩm gốc xi măng nên nó có khả năng bám dính tốt lên bề mặt bê tông, xi măng, rễ cây không có khả năng đâm thủng.

Màng khò copernit, màng dán lạnh, sản phẩm chuyên được sử dụng để chống thấm cho sàn mái, ban công, sê nô.

Sika latex, Sika latex TH : phụ gia chống thấm cho vữa trát và tác nhân kết nối.

Masterseal 540: vữa chống thấm và bảo vệ đàn hồi. sản phẩm dùng cho chống thấm sàn mái, vệ sinh… đặc biệt sản phẩm có khả năng chống thấm cho bể nước ăn và chống thấm cho bồn hoa.

Masterseal 530: Sản phẩm có tính chất chống thấm cho bề mặt và có khả năng thẩm thấu vào bê tông, các tinh thể được tạo ra để phản ứng với vôi tự do trong bê tông nhằm lấp đầy mao mạch vào các lỗ rỗng vì vậy nó có khả năng ngăn ngừa nước từ bên trong, đảm bảo cho việc chống thấm bền vững và lâu dài cho kết cấu.

Sika lite: phụ gia chống thấm cho vữa trát. Sản phẩm có giá thành phải chăng, dễ sử dụng

Sika 102: vữa đông cứng nhanh cản nước. Sản phẩm dùng để chặn các nơi rò rỉ áp lực qua vách đá và bê tông cũng như qua các khe giữa bê tông và thép

nứt bê tông

  1. Đối Với Khe Lún Liền Kề Bạn nên sử dụng chống thấm gốc xi măng 2 thành phần thi công như sau :
  2. Vệ sinh sạch khe lún. Phần giáp ranh với nhà cao hơn cần làm khe dấu vải. Bạn đo từ chân khe lên khoảng 20 phân, đánh dấu rồi dùng dao hoặc đục, tẩy một đường song song với khe lún, phần trên cùng bạn có thể băm sâu tới hết lớp vữa trát tạo góc vênh mà phần phía bên ngoài sát khe lún hơn phía bên trong. Khe dấu vải này có thể tưởng tượng như mặt cắt của mái nhà. Làm sao để nước mưa bên ngoài sẽ theo tường chảy xuống bề mặt của vữa chống thấm mà không được xuyên vào phía bên trong hợc giữa) lớp vữa chống thấm
  3. Lấp vữa đầy khe. Lưu ý lấp vữa võng xuống phía dưới như lòng máng để đảm bảo lưới và vữa có thể dễ dàng co dãn nhất sau này. Bạn có thể ước lượng khoảng cách khe vữa, nhân với hệ số 1,4 rồi áng chừng để vuốt vữa. Không nên vét sâu quá vì vét càng sâu thì bị đọng nhiều nước. Khe vữa có chiều thoát nước về phía bạn cần.
  4. Quét chống thấm
  5. Vữa bảo vệ và sơn Bạn có thể láng vữa bảo vệ nếu khu vực đó cần đi lại (trần, sàn...) hoặc cần thi công dán gạch (như nhà vệ sinh)... Do lớp vữa có mầu xám nâu (mầu xi măng) bạn có thể sơn trang trí hoặc sử dụng vữa có phối mầu sẵn cho đẹp. Màng vữa tạo thành dẻo, chịu thời tiết, co dãn rất tốt nhưng kém bền va đập, dễ bị rách khi bị cào xước hoặc va chạm mạnh.

 Đối Với Việc Nứt Tường Bê Tông 

- Bước 1 : Đánh xước bề mặt bằng máy đánh ráp, ráp tay hoặc cọ bằng chổi sắt... ‘

 - Bước 2 : Pha chống thấm gốc xi măng 2 thành phần lớp lót quét 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày (hoặc ngay khi lớp dưới khô hoàn toàn, khoảng 12-14h). Có thể dùng dạng chống thấm có phối mầu, khoảng 20 mầu để thi công. Thi công bằng lăn lô hoặc chổi quét.

Trước khi thi công lớp chống thấm thứ nhất, cần tưới ẩm cho tường. Trường hợp vết nứt chân chim lớn, lót chống thấm không điền đầy được thì sau khi thi công lớp 1, pha vữa chống thấm 2 thành phần gốc xi măng, bả vá các vết nứt (chỉ cần vá các vết nứt thôi nhé). Sau đó thi công nốt 2 lớp chống thấm cuối.

III. Đối Với Việc Nứt Sàn Bê Tông Nếu sàn đó là sàn trên cùng (tầng thượng), có tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, bạn cần tiến hành chống thấm ngay.

Phương pháp làm tương đối đơn giản. Bạn tiến hành thi công như sau : 

- Bước 1 : Làm sạch bề mặt vết nứt cần vá sửa bằng chổi sắt, giấy ráp hoặc bàn chà, nếu có rêu mốc, bạn cần đánh sạch sau cho bề mặt trơ lớp bê tông ra. Mở rộng vết nứt hình chữ V để vữa chống thấm có điều kiện chui sâu nhất, hút sạch khe nứt.

- Bước 2 : Nếu vết nứt nhỏ, bạn chỉ cần pha chống thấm gốc xi măng 2 thành phần dạng lớp lót, đổ trên sàn, dùng bay gạt vữa cho chảy xuống vết nứt. Lưu ý, vữa chảy xuống được càng nhiều càng tốt, cần gạt vữa xuống cho đến khi đầy khe hết ngấm thì thôi. Nếu sẩn thận thì thi công tiếp lớp vữa dẻo gốc xi măng 2 thành phần có dán lưới như trên đã nêu sau khi thi công lớp lót. 

- Bước 3 : Nếu khe nứt lớn, bạn cần quét lót.

 

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay