Thi công bơm keo Epoxy xử lý nứt bê tông bằng xi lanh bơm keo


ChongThamSika24h

Kẽ nứt, đường nứt, luôn là mối lo ngại của dân công trình. Việc đập tháo dỡ bê tông quả là 1 việc quá kỳ công và tốn công sức lẫn vật liệu, nhiều khi chủ đầu tư không đồng ý việc tháo dỡ vậy phương phán bơm keo epxy là phương án tối ưu nhất và hiệu quả cao nhất

I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác xử lý nứt:

- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…

- Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗng… không nên tô trét vữa xi măng che phủ trước khi thi công xử lý nứt.

II. Quy trình thi công xử lý đừng nứt tường, vách, sàn bê tông bằng xi lanh:

Khảo sát công trình của quý khách. Trong quá trình khảo sát các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân loại các vết nứt, xác định độ rộng lớn nhỏ từ đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

A. Quy trình thi công bơm keo Epoxy Sikadur 752 xử lý nứt bê tông bằng phương pháp bơm xy lanh:

Trường hợp vết nứt nhỏ sẽ được xử lý bằng phương pháp bơm keo Epoxy Sikadur 752 sử dụng hệ thống bơm xy lanh.

Quy trình bơm được tiến hành theo tiêu chuẩn 6 bước cơ bản sau:

Bước 1: - Kiểm tra kích thước của vết nứt, sử dụng các dụng cụ vệ sinh như máy đục, máy mài, máy trà… làm sạch bụi bẩn và các tạp chất trên bề mặt vết nứt. - Làm sạch vết nứt bê tông bằng máy máy hút và thổi bụi công nghiệp làm sạch bụi bẩn hoặc cọ quét

Bước 2: - Đánh dấu các vị trí đặt xy lanh (Các vị trí xi lanh cách nhau khoảng 20-25 cm hoặc ngắn hơn tùy theo kích thước của vết nứt)

- Đục rãnh chữ V bằng máy đục hoặc máy cắt theo đường nứt - Thổi sạch bụi bẩn trên bề mặt của rãnh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong kẽ nứt

Bước 3: - Gắn bát nhựa vào các vị trí đã được đánh dấu. Ở đây chúng tôi đề xuất sử dụng keo Sikadur 731 để gắn bát nhựa của xy lanh .

Bước 4:- Tiến hành trám vá dọc theo các vết nứt bằng keo Sikadur 731 .

Mục đích là để ngăn không cho dung dịch keo Sikadur 752 trong quá trình bơm không bị tràn ra ngoài.

Bước 5: - Sau khi kiểm tra bề mặt keo Sikadur 731 đã khô chúng tôi bắt đầu tiến hành gắn xy lanh vào bát sau đó từ từ bơm dung dịch keo Epoxy Sikadur 752. Lưu ý chuẩn bị nhiều xy lanh chứa keo Epoxy Sikadur 752 khác nhau cùng một lúc để có thể liên tục bơm vào cho đến khi keo không vào được nữa thì dừng lại. - Với vết nứt tường vây ta tiến hành bơm keo từ thấp lên cao.

Bước 6: - Sau khi bơm khoảng 2h đồng hồ, dung dịch keo Epoxy Sikadur 752 đã đủ thời gian đông cứng, chúng tôi tiến hành rút xy lanh ra sau đó sử dụng các loại máy chuyên dụng để gỡ bát xy lanh gắn trên bề mặt và làm phẳng bề mặt các vết nứt.

- Làm sạch lại bề mặt để kiểm tra chất lượng vết nứt Nghiệm thu, rà soát lại các vết nứt: Sau khi kết thúc quá trình bơm keo và vệ sinh làm sạch, kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định, rà soát lại toàn bộ các vết nứt.

Nghiệm thu công trình, tiến hành bàn giao và đưa vào sử dụng một cách bình thường.

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay