Biện pháp đơn giản chống thấm tầng hầm


ChongThamSika24h

Tầng hầm sẽ chịu tác động từ nước ngầm dưới lòng đất và ảnh hưởng của nước từ các tầng khác đổ xuống. Tầng hầm là một vị trí thiết yếu của một ngôi nhà cao tầng. Tầng hầm chịu lực toàn bộ kết cấu một ngôi nhà cao tầng. Chính vì thế, việc để cho tầng hầm bị thấm dột sẽ có khả năng ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, một trong điều rất nguy hiểm khi làm xây dựng.

Tầng hầm sẽ chịu tác động từ nước ngầm dưới lòng đất và ảnh hưởng của nước từ các tầng khác đổ xuống. Tầng hầm là một vị trí thiết yếu của một ngôi nhà cao tầng. Tầng hầm chịu lực toàn bộ kết cấu một ngôi nhà cao tầng. Chính vì thế, việc để cho tầng hầm bị thấm dột sẽ có khả năng ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, một trong điều rất nguy hiểm khi làm xây dựng.

Bởi vậy, chống thấm cho tầng hầm là quy trình không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà cao tầng. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà tầng hầm vẫn bị thấm dột. Hãy cùng xem những nguyên nhân và giải pháp chống thấm tầng hầm ở bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây nên thấm dột cho tầng hầm.

Do quá trình thi công đổ bê tông đội ngũ thi công đã không chú ý đến vấn đề chất lượng bê tông khiến sàn, trần khi bị đổ chất lượng kém tạo những lỗ hổng, nước sẽ dễ dàng thấm vào­­­­­­ các lỗ hổng bê tông.

Quy trình chống thấm chưa phù hợp, chọn vật liệu chống thấm giá rẻ không đảm bảo chất lượng yêu cầu cho việc chống thấm tầng hầm.

Do tầng hầm là nơi ẩm thấp và mặt sàn gần mạch nước ngầm khiến cho nước thấm ngược từ dưới lên

Do hệ thống đường nước bị rò rĩ là nguyên chính gây nên việc thấm dột vách tầng hầm.

Cách chống thấm cho tầng hầm mới xây.

Để tiến hành việc chống thấm cho tầng hầm nhà cao tầng thì đầu tiên là phải xác định được vị trí và nguyên nhân gây nên việc thấm dột cho tầng hầm.

3 vị trí thường xảy ra thấm ẩm dưới tầng hầm chính là: vách tầng hầm, sàn tầng hầm và đáy tầng hầm ( hay còn gọi là trần tầng hầm).

Với tầng hầm đang xây mới thì việc chống thấm cho nó không quá khó khăn. Tầng hầm mới xây chưa bị ẩm thấm nên việc chống thấm chỉ cần yêu cầu theo đúng trình tự và đúng quy cách.

Đối với tầng hầm mới đổ bê tông thì ta sử dụng dung dịch chống thấm 2 thành phần Water Seal để thực hiện việc chống thấm. 48 giờ sau khi đổ bê tông, tiến hành pha dung dịch Water Seal rồi quét đều khắp vị trị của tầng hầm. Tiến hành quét 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tiếng.

chống thấm tầng hầm

Sau khi đã quét xong, đợi dung dịch khô rồi cán vữa đều, xong tiếp tục thi công các hạng mục khác.

Biện pháp chống thấm tường vây tầng hầm

Chống thấm đối với tầng hầm cũ cần cải tạo hay tầng hầm đã bị thấm.

Cách chống thấm cho vách tầng hầm.

Việc chống thấm cho vách tầng hầm cũng giống như chống thấm cho tường nhà, có thể sử dụng cả phương pháp chống thấm thuận ( chống thấm từ bên ngoài) hoặc chống thấm ngược ( chống thấm ngay bên trong tầng hầm).

Quá trình chống thấm diễn ra như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt cần chống thấm, sử dụng đục hết vữa bám bên ngoài để lộ phần gạch xây hoặc bê tông

Bước 2: Xác định vị trí gây nên thấm, dùng bút đánh dấu lại. Lấy máy khoan khoan tại mỗi vị trí đánh dấu 1 lỗ với góc nghiêng tầm 45 độ. Sau đó, gắn vào những lỗ khoan một chiếc vòi.

Bước 3: Tiến hành pha keo chống thấm. Loại keo được sử dụng trong quá trình này là keo PU trương nở (dưới tác dụng của nước keo sẽ tự động nở ra và bịt kín những vết nứt ). Sau đó, cho keo vào máy bơm keo và tiến hành việc bơm keo vào vách nơi đặt những chiếc vòi.

Bước 4: Sau khi đã hoàn thành quá trình bơm keo. Dùng dung dịch chống thấm quét thêm một lớp bên ngoài keo chống thấm để giúp bảo vệ tốt nhất cũng như tăng độ bền của quá trình chống thấm.

Bước 5: Lớp dung dịch phụ gia chống thấm vừa khô đi ta sẽ tiến hành trát vữa và sơn lại như cũ.

Để tìm hiểu kỹ hơn các bạn có thể xem ở bài viết: Chống thấm vách tầng hầm – Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tốt nhất

Cách chống thấm sàn tầng hầm, chống thấm trần tầng hầm.

Về cơ bản, sàn và trần tầng hầm là 2 mặt phẳng. Một cái nằm bên trên và một cái nằm phía dưới cùng. Nếu nguyên nhân gây thấm trần là do nguồn nước sinh hoạt từ tầng trên hay hệ thống ống nước bị lỗi thì sàn tầng hầm có thể bị thấm do sát nguồn nước ngầm.

Để chống thấm cho 2 vị trí này ta khá nhiều phương pháp. Một trong số những phương pháp mang lại hiệu quả cao có thể kể đến:

Chống thấm sàn tầng hầm bằng Sika 107.

Hầu như trong hạng mục chống thấm nào cũng thấy xuất hiện của vật liệu chống thấm sika. Sika hoạt động dựa và sự thẩm thấu và kết tinh. Sika dạng lỏng thẩm thấu sâu vào bên trong gạch sao đó kết tinh lại tạo thành một lớp màng vững chắc ngăn chặn sự thâm nhập của nước.

chống thấm sika top seal 107

Quy trình thi công sika 107 chống thấm

Làm sạch bề mặt sàn cũng như trần của tầng hầm, dẹp bỏ những vật cản ảnh hưởng đến quá trình

Xử lí tất cả hệ thống ống nước bị rò rĩ cũng như nguyên nhân gây nên việc thấm nước

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cũng như vật dụng, vật liệu sika dùng cho chống thấm

Tiến hành đục toàn bộ lớp vữa bên ngoài để lộ ra phần bê tông

Xác định vị trí rãnh nứt (nếu có) đục rộng vị trí rảnh bị nứt.

Sử dụng máy hơi hoặc nước để làm sạch bụi bẩn sau đó để thật khô trước khi tiến hành việc chống thấm

Gia cố lớp chống thấm cho các lỗ hổng, khe nứt, rãnh tường,…bằng hỗn hợp sika latex và vữa đổ bù không bị co ngót.

Quét lớp tạo dính lên bề mặt và vách tầng hầm, thi công đến đâu chuẩn bị nguyên liệu đến đó để đảm bảo tình trạng tốt nhất. Yêu cầu nhiều nhân lực để quá trình quét được diễn ra nhanh chóng, đồng đều.

Đợi cho lớp lót thì quét tiếp một lớp chống thấm 2 thành phần để gia cố thêm, quét từ 2 đến 3 lớp.

Cuối cùng là sẽ tiến hành thử nước, nếu không có vấn đề gì thì sẽ bàn giao công trình.

Chống thấm tầng hầm bằng sika 107 là biện pháp vừa tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, công sức… mà hiệu quả mang lại cũng khá là cao.

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò bitum.

Sử dụng màng khò bitum là phương pháp chống thấm tầng hầm được xem là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc thi công chống thấm bằng màng khò diễn ra khá phức tạp và tốn công.

Quá trình thi công chống thấm tầng hầm bằng màng khò bitum.

Đầu tiên, vẫn là vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm. Với quá trình chống thấm bằng màng khò thì không cần phải đục đẻo sàn, trần.

Dùng máy khò làm nóng bề mặt thi công, trải đều màng chống thấm ra sau đó tiếp tục khò cho đến khi màng chảy ra, dùng bay miết màng bám dính vào mặt sàn, trần.

Khoảng cách chống mí giữa 2 tấm màng vào khoảng 50mm.

Sau khi cố định lớp màng thì dùng 1 lớp vữa trát lên bên trên, mục đích là gia cố thêm khả năng chống thấm cũng như bảo vệ tốt nhất cho màng chống thấm.

Chờ một thời gian cho các vật liệu khô đi tiến hành việc thử nghiệm bằng nước xem có chỗ nào chống thấm chưa kĩ hay sự cố gì thì tiến hành xử lí ngay.

 

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay