Cải tạo nhà vệ sinh chung cư cũ


ChongThamSika24h

Sau một thời gian dài sử dụng, rất nhiều chung cư đang trong tình trạng xuống cấp, bị thấm dột, các căn hộ vệ sinh ở khu chung cư được thiết kế xếp chồng nên rất dễ bị thấm dột. Bài viết sau sẽ chia sẻ tới mọi người kinh nghiệm cải tạo chống thấm nhà vệ sinh chung cư cũ cuối năm đón tết vềđể gia đình bạn có một cái tết viên mãn nhất.

Sau một thời gian dài sử dụng, rất nhiều chung cư đang trong tình trạng xuống cấp, bị thấm dột, các căn hộ vệ sinh ở khu chung cư được thiết kế xếp chồng nên rất dễ bị thấm dột. Bài viết sau sẽ chia sẻ tới mọi người kinh nghiệm cải tạo chống thấm nhà vệ sinh chung cư cũ cuối năm đón tết vềđể gia đình bạn có một cái tết viên mãn nhất.

Quy trình thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công, vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt (rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền vững lớp chống thấm)
– Chuẩn bị bề mặt tốt là rất quan trọng để đạt được chất lượng tối ưu.
– Loại bỏ sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên b�� mặt, băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt, tạo ma sát bề mặt.
– Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất.
– Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
– Đối với các vết nứt lớn phải được trám lại bằng vữa sửa chữa có phụ gia hoặc bơm gia cố bằng keo Epoxy hai thành phần.
– Bảo hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi ứng dụng các lớp chống thấm.

Với trình trạng báo động hiện nay đối với các khu chung cư cũ nhiều, kể cả những chung cư dành cho người thu nhập thấp mới xây trong thời gian gần đây do xử lý chống thấm lúc đầu không được tốt thì hiện tượng trên cũng xảy ra. Các căn hộ chung cư yêu cầu xử lý thấm nhà vệ sinh sẽ xảy ra trường hợp là sàn nhà người này là trần nhà người kia do đặc điểm xếp chồng. Chính vì vậy, bạn phải có biện phát tốt để giải quyết triệt để việc thấm dột này.
Thấm nước nhà vệ sinh bắt nguồn chủ yếu từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, chân tường rạn nứt. Ngoài ra, cũng có thể khi thi công, các nhà thầu thi công không đảm bảo nguyên tắc chống thấm
Thi công chống thấm nhà vệ sinh, có hai dạng cấu tạo nhà vệ sinh đó là: dạng sàn âm (đường ống đi nổi trên mặt sàn và xuyên vào hộp kỹ thuật) và dạng sàn dương (các đường ống đi xuyên sàn)

 

chống thấm cổ ống
1. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn dương:
a. Vật liệu sử dụng:
+ Dung dịch chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu materseal 540
+ Màng đàn hồi xi măng Polymer hai thành phần đàn hồi cao.
+ Lưới thủy tinh gia cố chống co nứt góc chân tường.
+ Sika Latex TH phụ gia chống thấm
+ Vữa rót không co ngót sikagrout 214-11
-Quy trình thi công:
Bước 1: Đục tẩy miệng các cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch miệng cổ ống bằng nước sạch. Sau đó chèn kín cổ ống quấn quanh cổ ống bằng gioăng trương nở. Quét kết dính hồ dầu Sika Latex TH trộn với xi măng nước sạch theo tỷ lệ lên phần miệng ống và ống sau đó trộn vữa rót không co ngót với nước sạch và đổ vào cổ ống. Bảo dưỡng cổ ống bằng nước sạch, tránh bị nứt.
Bước 2: Trát bo dốc chân tường bao và sàn bê tông bằng vữa xi măng + cát. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần sàn và tường phẳng để lưới gia cố chân không bị gập, gồ ghề.
Bước 3: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng vữa hồ dầu Sika Latex TH+ xi măng + nước. Đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn. Sau đó đợi lớp lưới Fiber Glass đã được cố định trên lớp lót trước khi phủ chống thấm lên.
Bước 4: Phun toàn bộ sàn, chân tường bằng hoá chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC (Úc) với định mức 0,5 lít/ m2. Hoá chất Water Seal DPC với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong bê tông, phản ứng Silic lấp đầy các lỗ mao rỗng bê tông, đồng thời làm bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm. Đây là vật liệu rất quan trọng nhất giúp độ bền chống thấm kéo dài 20 – 30 năm.
Bước 5: Trộn Materseal 540 xi măng hai thành phần bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 6: Tiến hành thi công 02 lớp Màng xi măng bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, riêng phần quét chân tường thường quét cao 30-50 cm. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ. Thi công với định mức 1,8 – 2 Kg/ m2/ 2 lớp cho độ dày màng là 1 – 1,2 mm.
Bước 8: Sau 24 – 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm (phần việc này chủ đầu tư, thầu xây dựng tự làm).

Cần lưu ý là cần vệ sinh thật sạch sẽ trước khi thi công.
-Quy trình chống thấm nhà vệ sinh sàn âm (đường ống đi nổi xuyên hộp kỹ thuật)
Về cơ bản, vật liệu & quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh sàn âm gần giống với chống thấm nhà vệ sinh sàn dương, chỉ có hai điểm khác đó là: chống thấm cổ ống xuyên hộp kỹ thuật và phải chống thấm hai giai đoạn, tức là chống thấm toàn bộ mặt bê tông, chân tường nhà vệ sinh sau đó khi tôn nền lên lại tiếp tục chống thấm một lần nữa. Việc chống thấm nhà vệ sinh sàn âm phức tạp hơn nhà vệ sinh sàn dương nên yêu cầu phải làm rất cẩn thận, tuân thủ đúng quy trình nếu không sau này sửa chữa rất phức tạp.
a. Vật liệu sử dụng:
+ Màng đàn hồi xi măng Polymer hai thành phần đàn hồi cao.
+ Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass chống co nứt góc chân tường.
+ Vữa rót không co ngót
+ Keo quét lót và kết nối SBR
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ phần cổ ống xuyên hộp kỹ thuật, ghép kín sau đó đổ vữa rót không co ngót chống thấm không co ngót toàn bộ phần cổ ống xuyên hộp kỹ thuật.
Bước 2: Tiến hành quét lót toàn bộ chân tường giữa sàn và tường gạch xây bằng hoá chất quét tạo màng gốc xi măng.
Bước 3: Tiến hành đo đạc và cắt lưới Fiber Glass (lưới sợi thủy tinh) dán lên các vị trí chân tường, góc cạnh của sàn đã quét lót trước đó, lấy chổi miết đều.
Bước 4: Trộn Màng xi măng hai thành phần bằng máy khoan tay loại mạnh tốc độ chậm (600v/p) gắn với lưỡi trộn thích hợp. Cho thành phần A (lỏng) vào trong 1 thùng sạch. Cho máy trộn chạy và cho thành phần B (bột) vào từ từ. Trộn trong khoảng 3 phút cho đến khi có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 5: Tiến hành thi công 02 lớp Màng xi măng bằng chổi quét lên trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông, chân tường, riêng phần quét chân tường thường quét cao 30-50 cm. Quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí, thời gian quét lớp thứ 2 cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ đồng hồ (tuỳ theo điều kiện thời tiết mà sự khô nhanh chậm khác nhau, khi quét lớp thứ 2 thì lớp thứ nhất phải se bề mặt). Thi công với định mức 1,8 – 2 Kg/ m2/ 2 lớp cho độ dày màng là 1 – 1,2 mm.
Bước 6: Sau 24 – 48 giờ thi công lớp chống thấm cuối cùng hòan thành, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24h rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong yêu cầu phải có lớp vữa láng bảo vệ chống thấm (phần việc này chủ đầu tư, thầu xây dựng tự làm).

Tin liên quan


Chat ngay
Chat ngay